Hiển thị các bài đăng có nhãn Facebook. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Facebook. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Công cụ mới của Facebook giúp chống việc trả thù bằng ảnh khiêu dâm

Người dùng sẽ nhận được thông báo khi những hình ảnh hở hang của mình được người khác đăng tải mà không có sự cho phép.
Theo The Guardian, công nghệ kết hợp hình ảnh mới của Facebook được thiết kế riêng để chống lại việc chia sẻ nội dung của người dùng với mục đích trả thù bằng hình khiêu dâm. Các nạn nhân sẽ được thông báo và có thể được gắn cờ để xoá những bức hình của bản thân được người khác đăng tải lên mạng xã hội này mà không được cho phép. Các tải khoản chia sẻ cũng sẽ bị vô hiệu hóa trong một số trường hợp.
Hệ thống này phần nào tương tự hệ thống kiểm soát hình ảnh PhotoDNA của Microsoft từng được sử dụng để xác định và ngăn chặn việc lan truyền hình ảnh lạm dụng trẻ em hay tài liệu khủng bố.

facebook-ra-cong-cu-chong-viec-tra-thu-bang-anh-khieu-dam
Antigone Davis, người đứng đầu bộ phận an toàn toàn cầu của Facebook, cho biết: "Những công cụ này là một ví dụ về công nghệ tiềm năng để giúp mọi người an toàn". Davis cũng trích dẫn tuyên bố của Mark Zuckerberg về tương lai của Facebook: "Thành công không chỉ dựa vào việc bạn có thể chụp ảnh, quay video và chia sẻ với bạn bè mà còn là việc bạn có đang xây dựng một cộng đồng an toàn, ngăn ngừa các yếu tố nguy hại hay không".
Hồi tháng 4/2015, 206 người ở Anh và xứ Wales đã bị truy tố vì hành vi chia sẻ hình ảnh, video khiêu dâm cá nhân mà không được sự đồng ý của chủ thể. Laura Higgins, người sáng lập ra Revenge Porn Helpline (Đường dây nóng trợ giúp các nạn nhân bị trả thù bằng ảnh khiêu dâm) ở Anh đã lên tiếng ủng hộ những thay đổi mới này. "Quá trình mới sẽ giúp đảm bảo cho nhiều nạn nhân bị lạm dụng tình dục dựa trên hình ảnh, làm giảm đáng kể lượng nội dung độc hại trên nền tảng mạng xã hội", Higgins nói.
Về mặt pháp lý, việc trả thù bằng nội dung khiêu dâm được xem xét rất khác nhau tùy từng khu vực bởi vấn đề chính được đặt ra là liệu hình ảnh đó có phải do nhân vật tự đăng hay được người khác đưa lên. Tuy nhiên, một số quốc gia và khu vực đã bổ sung luật để xác định đây là hành vi phạm tội. Ví dụ ở California (Mỹ), dù được các bên đồng ý, những hình ảnh khiêu dâm vẫn được coi là riêng tư bởi đối tượng sẽ phải chịu đựng "sự căng thẳng nghiêm trọng về tinh thần".
Năm ngoái, một bé gái 14 tuổi đã kiện Facebook vì đăng ảnh khỏa thân của em lên một "trang bôi xấu" mà không được phép. Vấn đề là bức ảnh đó đã được xóa đi nhiều lần nhưng vẫn xuất hiện trở lại. Facebook đã không làm gì để ngăn chặn tình trạng này một cách dứt điểm.
Công nghệ kết hợp hình ảnh mới vừa được tung ra sẽ giúp Facebook ngăn ngừa việc tái đăng tải những hình ảnh đã bị chặn. Về mặt công nghệ, hệ thống dựa vào việc kết hợp hình ảnh với một cơ sở dữ liệu có sẵn từ trước. Để cảnh báo cho Facebook, khi bức ảnh được đăng lần đầu tiên, người dùng cần gắn cờ thông báo.

Nguồn tin từ: chonsodepvina.blogspot.com

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Biểu tượng hình tên lửa trên Facebook có ý nghĩa gì?

Biểu tượng hình một quả tên lửa này chính là News Feed thứ 2 mà Facebook đang thử nghiệm, trong đó chứa các video, bài viết, và các nội dung khác mà Facebook tin người dùng sẽ quan tâm.
Website nào được CEO Facebook đọc mỗi ngày?
Cách stream trực tiếp video 360 độ trên Facebook
Cảnh sát Mỹ bắt giữ kẻ phát trực tiếp cảnh tấn công tình dục qua Facebook
Facebook từ lâu nay thường âm thầm ra mắt các tính năng, biểu tượng mới tới một nhóm người dùng nhỏ để thử nghiệm chúng. Nếu thấy tính năng đó được quan tâm, hãng sẽ ra mắt nó cho toàn bộ người dùng. Gần đây nhất, hãng thử nghiệm một biểu tượng (icon) hình quả tên lửa trên thanh menu ở phía dưới cùng ứng dụng Facebook trên iOS (và trên cùng đối với Android). Chọn vào biểu tượng này sẽ mở ra một News Feed thứ hai.



News Feed này chứa các video, bài viết và các nội dung khác mà Facebook tin người dùng sẽ quan tâm. Các bài viết này đến từ các Trang (Page) mà người dùng chưa từng nhấn nút "Thích" (Like). Nhiều khả năng, những nội dung xuất hiện ở đây được thuật toán của Facebook lựa chọn dựa trên sở thích, các chủ đề bạn quan tâm. Đại diện Facebook cũng xác nhận trên Wired rằng: "Chúng tôi đang thử nghiệm một feed (tạm dịch: dòng tin) phụ chứa các bài báo, video, ảnh đang được quan tâm. Những gì xuất hiện ở feed sẽ được tuỳ biến cho từng người dựa vào nội dung mà người đó có thể sẽ thích thú. Người dùng phản hồi với Facebook rằng họ muốn có một cách dễ dàng để khám phá các nội dung mới mà họ chưa được kết nối đến".
Tính năng mới nói trên có vẻ như đã được Facebook thử nghiệm trước đó, tuy nhiên, thời điểm này News Feed thứ hai chỉ có trên Android và icon được dùng là một hình vuông, được gọi tên là Explore tương tự thẻ Explore trên Instagram.
Facebook đã có nhiều thử nghiệm cho News Feed bằng các thuật toán trong nhiều năm qua. Hồi đầu tháng 6 năm ngoái, hãng công bố một thuật toán học sâu (deep learning) có thể hiểu các bài đăng và tin nhắn với "độ chính xác gần bằng con người". Hãng nói rằng, thuật toán mang tên DeepText này sẽ cải thiện trải nghiệm của người dùng với Facebook bằng cách cung cấp cho họ thêm các nội dung người dùng quan tâm đồng thời lọc các nội dung spam.
Cuối tháng đó, Facebook thay đổi cách News Feed hoạt động để ưu tiên các bài đăng từ bạn bè và người thân của người dùng. Điều đó có nghĩa là bài đăng từ các nhà xuất bản, trang báo, các Page sẽ bị hạn chế xuất hiện trên dòng tin. Tuy nhiên, chưa đầy 2 tuần sau đó, tính năng "chủ đề đang hot" (trending stories) mà Facebook giới thiệu từ 2014 bị chỉ trích gay gắt sau khi một báo cáo từ trang Gizmodo, dẫn nguồn tin từ một cựu nhân viên "phụ trách mảng tin tức" của Facebook cho biết công ty đã sửa đổi, nguỵ tạo các kết quả trong danh sách "trending stories".
Sự can thiệp của Facebook vào mục này gây ra tranh cãi bởi nhiều người tin rằng, các bài viết xuất hiện ở đây được thuật toán quyết định. Mạng xã hội lớn nhất hành tinh này cũng lên tiếng chối bỏ thông tin rằng, đội chọn tin của công ty chọn các tin trong "trending stories" dựa trên các quan điểm chính trị. Facebook sau đó sa thải đội phụ trách chọn tin và chỉnh sửa thuật toán để các bài viết với tiêu đề hãng cho rằng "câu view" sẽ ít xuất hiện hơn. Cũng bằng cách này, các bài viết sẽ do máy tính lựa chọn. Dù vậy, điều này dẫn tới hệ luỵ là máy tính lại đi lựa chọn các tin giả mạo (như tin một người đàn ông thủ dâm bằng chiếc bánh sandwich) và càng khiến người dùng thêm "bức xúc".

Nguồn tin từ: chonsodepvina.blogspot.com

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Án phạt nặng cho Facebook

Các dịch vụ như Facebook, YouTube sẽ phải tìm cách nhanh chóng xoá nội dung độc hại, giả mạo, kích động thù hằn dân tộc... nếu không muốn nguy cơ bị chính phủ Đức phạt tới hơn 50 triệu USD.
Những vụ việc xảy ra trong thời gian qua đối với Google, Facebook hay Twitter cho thấy, cách các công ty công nghệ này xử lý việc quấy rối và lạm dụng trên internet đang tỏ ra thất bại. YouTube để tồn tại các video miệt thị người Do Thái. Facebook thì cho gỡ bỏ một bức ảnh mang tính biểu tượng được cả thế giới công nhận vì nhầm lẫn đó là ảnh khoả thân. Sau mỗi vụ việc, tất cả những gì công ty này làm là đưa ra một lời xin lỗi. Tuy nhiên, chính phủ Đức có vẻ không muốn nghe lời xin lỗi nữa. Các vi phạm tại Đức có thể phải đối mặt với những án phạt nặng.
Heiko Maas, Bộ trưởng Tư pháp và Bảo vệ người dùng, mới đây cho biết ông sẽ đề xuất một luật với nội dung sẽ phạt các công ty truyền thông mạng xã hội số tiền lên tới 50 triệu Euro (53 triệu USD) nếu không phản ứng đủ nhanh với các phản ánh về nội dung bất hợp pháp hoặc khêu gợi thù hận. Luật này sẽ yêu cầu các công ty phát triển nền tảng mạng xã hội phải có cách tạo thuận lợi cho người dùng để phản ánh các nội dung xấu, và các công ty sẽ có 24 giờ để đưa ra giải pháp giải quyết "các nội dung mang tính vi phạm rõ ràng" hoặc một tuần đối với các trường hợp "mơ hồ" hơn.

Heiko Maas, Bộ trưởng Tư pháp và Bảo vệ người dùng Đức.
Đó là một ý tưởng đáng để chúng ta phải suy ngẫm, và ở một mức độ nào đó, nó là một đề xuất hoàn toàn hợp lý. Các mạng xã hội trên đã thất bại trong việc duy trì các tiêu chuẩn cần thiết, và giờ đây đã đến lúc cơ quan quản lý vào cuộc. Tuy nhiên trong thực tế, gỡ rối quyền và trách nhiệm của các nền tảng mạng xã hội, chính phủ, và người dùng không phải là dễ dàng. Các công ty công nghệ nên tìm cách giảm bởi các bài viết khiêu khích hận thù. Tuy nhiên, không ai có câu trả lời hoàn hảo cho các câu hỏi về họ nên làm thế nào và nên làm ở mức độ nào.
Trách nhiệm chung
Tại Mỹ, người dân có quyền nói những những gì họ muốn mà không sợ bị chính phủ kiểm duyệt, và quyền đó cũng cho các công ty internet quyền không . "Google, Facebook và Twitter là các công ty Mỹ. Các quy định về ngôn luận mà họ đặt ra phản ảnh các giá trị và hiến pháp và văn hoá Mỹ - đó là quyền tự do ngôn luận được coi gần như là một quyền tuyệt đối" -  Stefan Heumann, đồng Giám đốc của Stiftung Neue Verantwortung, một cơ quan nghiên cứu về vấn đề công nghệ và chính sách công ở Berlin cho biết.
Tuy nhiên, điều đó sẽ không còn đúng ở châu Âu, đặc biệt là ở Đức, quốc gia mà kí ức về Chủ nghĩa Quốc xã đã khiến quốc gia này cấm khêu gợi thù hận và truy cập các tài liệu tuyên truyền cực đoan. "Tại đây có tự do ngôn luận, tuy nhiên, mọi thứ phải được hạn chế bên trong luật pháp và quyết định của toà án được ban hành dựa trên kinh nghiệm lịch sử" - Volker Berghahn, một nhà sử học về lịch sử Đức và châu Âu hiện đại tại Đại học Columbia, cho biết.
Hồi tháng 5 năm ngoái, Uỷ ban châu Âu đã đưa ra một bộ quy tắc ứng xử, đồng thời yêu cầu các công ty công nghệ Mỹ là Facebook, YouTube, Twitter, Microsoft phải cùng tham gia thực hiện.

Tuy nhiên, đặt quá nhiều trách nhiệm lên vai của các công ty cũng có những bất cập riêng. Khi các công ty này phải chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi các tiêu chuẩn, họ sẽ có  quyền ưu tiên lợi ích của mình trước. Các công ty này, lúc đó, sẽ ưu tiên "quy định sử dụng dịch vụ" của mình lên trên luật, theo nhận định của Kate Coyer, một thành viên của Trung tâm Internet và Xã hội Berkman thuộc Đại học Harvard. "Mức phạt cao vì không xoá nội dung giả mạo kịp thời sẽ khuyến khích các công ty này tìm cách loại bỏ từ đầu, bởi không có án phạt nào được áp dụng nếu họ xác định sai các nội dung này. Nói cách khác, những luật như vậy có thể sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời của bộ lọc kiểm duyệt ngay tại chính các công ty" - Heumann nói thêm.
Nếu phó mặc cho chính phủ giải quyết cũng sẽ có những vấn đề phát sinh. Hồi năm 2015, một tháng sau vụ tấn công nhắm vào trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo tại Pháp (diễn ra hôm 7/1), chính phủ Pháp tuyên bố có quyền ngăn chặn các trang web mà không cần lệnh của tòa án nếu họ xác định website đó thúc đẩy chủ nghĩa khủng bố. Như vậy, cảnh sát giờ đây lại trở thành các nhà quản lý nội dung.
Làm thế nào để cân bằng các giá trị chung với quyền cá nhân trên internet? Quy tắc ứng xử như EU từng đưa ra cung là một ý tưởng. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng nó này thiếu tính minh bạch và đã cho các công ty công nghệ của Mỹ quá nhiều ưu đãi.
Các nền tảng mạng xã hội vẫn đang trong quá trình trưởng thành, và danh sách những nghĩa vụ, trách nhiệm của chúng đối với cộng đồng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. "Chúng ta phải bắt đầu suy nghĩ về trách nhiệm của mạng xã hội trong việc liên kết chặt chẽ hơn với người dùng. Người dùng phải tham gia nhiều hơn vào việc thiết lập các điều khoản về cách các mạng xã hội hoạt động" - Gillespie, nhà nghiên cứu mạng xã hội của Microsoft Research nhận định

Nguồn tin từ: chonsodepvina.blogspot.com. 

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

Người dùng có thể 'dislike' từng tin nhắn

Mạng xã hội lớn nhất thế giới đang đưa nút Dislike và những biểu tượng cảm xúc Reactions vào trong ứng dụng Messenger.
Từ cách đây một năm, các thành viên Facebook đã sử dụng các nút thể hiện sắc thái như yêu, ghét, buồn... cho các post. Theo TechCrunch, Facebook đang tiếp tục đưa bộ Reactions này cùng với nút Dislike lên Messenger để người dùng có thể bày tỏ thái độ của họ với mỗi tin nhắn cụ thể trong một đoạn chat dài.
Bạn có thể hình dung, trong một nhóm chat có ba người, người thứ nhất rủ đi ăn pizza, người thứ hai muốn ăn lẩu. Bạn sẽ thể hiện quan điểm bằng cách bấm nút Like hoặc Love cho người thứ nhất, và bấm Dislike cho đề xuất của người thứ hai mà không cần phải trả lời dài dòng.

facebook-cho-phep-nguoi-dung-dislike-tung-tin-nhan
Thay vì gửi các emoji và sticker chung chung, người dùng có thể chọn biểu tượng sắc thái cho từng tin nhắn cụ thể trong đoạn chat.
"Chúng tôi đang thử nghiệm những cách mới để khiến Messenger vui vẻ và tiện ích hơn", Facebook cho hay. Nút Dislike sẽ đóng vai trò là câu trả lời "Không". Nhiều người đang sử dụng Messenger để họp nhóm, lên kế hoạch và Reactions sẽ là công cụ giúp họ bình chọn nhanh nhất và hạn chế bị nhầm lẫn trong một đoạn chat lộn xộn.
Trước đó, nhân kỷ niệm một năm Reactions ra đời, Facebook cũng tiết lộ nếu một chia sẻ thu hút được nhiều biểu tượng cảm xúc hơn, như Love, Haha, Wow, Sad và Angry, thì sẽ được "chấm điểm" cao hơn so với chỉ nhận được Like.
"Rõ ràng, người xem phải thực hiện thêm một bước là lựa chọn một Reaction - dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy họ quan tâm đến nội dung đó thay vì thả vu vơ một nút Like", phát ngôn viên của Facebook giải thích.

Nguồn tin từ: chonsodepvina.blogspot.com

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

"Vịt dữa" - trào lưu mới của Facebook

Khi nói "vịt lộn" thì ai trong chúng ta cũng đều biết là trứng vịt lộn, cút lộn thì là trứng chim cút lộn. Nhưng còn vịt dữa là gì?
Trào lưu mới nhất trên Facebook đang là ghép ảnh "vịt lộn, vịt dữa, cút lộn" và ở đâu trên Facebook chúng ta cũng có thể thấy người ta nói về chủ đề này. Khởi đầu của trào lưu này là khi anh chàng nhà thiết kế Maxk Nguyễn ngẫu hứng chế ra một vài kiểu ảnh có ghép dòng chữ "vịt lộn, vịt dữa, cút lộn" đặc trưng viết trên chiếc xe đẩy bán đồ ăn dạo quen thuộc trên đường phố Sài Gòn.
Vịt lộn thì ai trong chúng ta cũng đều biết là trứng vịt lộn, cút lộn thì là trứng chim cút lộn. Nhưng còn vịt dữa là gì? Nhiều người chắc chắn sẽ thắc mắc về món này. Thực ra vịt dữa chính là trứng vịt vữa, nhưng vì viết theo cách phát âm của người trong Nam nên thành vịt dữa.


Vịt lộn thì ai trong chúng ta cũng đều biết là trứng vịt lộn, cút lộn thì là trứng chim cút lộn. Nhưng còn vịt dữa, hay vịt vữa, là gì?
Vậy trứng vịt vữa là gì?
*Tham khảo: Trí Thức Trẻ, Khám Phá.
Trứng vịt vữa là những quả trứng ấp lâu ngày không nở được thành con, lòng trắng và lòng đỏ hòa lại với nhau, vữa vữa dẻo dẻo.
Nhìn chung đây là loại trứng đã bị ung, hỏng, nên khi luộc lên sẽ khá nặng mùi. Tuy nhiên, một số người lại... nghiện cái mùi và vị của trứng vịt ung này, cho rằng nó có vịt ngậy ngậy, béo béo, không bị nghẹn như ăn trứng gà tươi.
Một số người thì khẳng định trứng vữa khác với trứng ung, chỉ là trạng thái vừa chớm trước khi trứng hỏng, vỏ hơi có chấm đen chứ không sậm màu hay đen hẳn. Vì thế mùi trứng vữa cũng dễ chịu hơn trứng ung, và lại có vị béo ngậy hơn trứng thường.
Tất nhiên, nhiều nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người dân không nên ăn nhiều loại trứng vịt vữa này vì trứng đã bị hỏng nên cơ bản có thể gây bệnh, tổn hại sức khỏe.

Nguồn tin từ: chonsodepvina.blogspot.com

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Facebook sẽ chèn quảng cáo vào video

Quảng cáo chỉ được phép chạy sau khi video được phát ít nhất 20 giây. Facebook sẽ thu về 45% doanh thu quảng cáo, còn các nhà xuất bản được giữ lại 45%.
Facebook rõ ràng đang có những tham vọng lớn với video, với những kế hoạch như phát sóng trực tiếp cả bóng đá trên mạng xã hội của mình… Hãng cũng hợp tác với các nhà xuất bản để tạo nội dung video cho trang. Đổi lại, nhà xuất bản sẽ được Facebook trả tiền từ các quảng cáo chèn trong video.
Theo một tiết lộ mới đây của trang Recode, Facebook vừa chính thức giới thiệu một cách thức mới để các nhà xuất bản đối tác của họ kiếm tiền từ quảng cáo. Theo đó, thay vì chèn quảng cáo ở đầu video như YouTube hay các dịch vụ khác, quảng cáo với video trên Facebook sẽ xuất hiện ở giữa video. Độ dài quảng cáo sẽ là 20 giây, và nó cũng chỉ được phép chạy sau khi video chạy được ít nhất 20 giây. Nhà xuất bản chỉ có thể chèn quảng cáo sau ít nhất 2 phút phát video.



Các video phát trực tiếp (Live) cũng sẽ không bị bỏ rơi. Nếu một nhà xuất bản có ít nhất 2.000 người theo dõi và đạt con số 300 người xem trực tiếp cùng lúc 'trong các Live video gần đây", họ cũng sẽ được phép chèn quảng cáo. Điều kiện ở đây là video phát trực tiếp phải kéo dài ít nhất 4 phút và có 300 người xem.
Về mức ăn chia doanh thu, giống như các tin đồn dự đoán trước đó, nhà xuất bản có thể thu về 55% doanh thu quảng cáo, còn Facebook là 45%. Cách chia này khác hơn nhiều so với những gì Facebook áp dụng cho Instant Articles, khi nhà xuất bản được nhận từ 70% đến 100% số tiền.
Với việc Facebook đã chính thức nhảy vào thị trường TV, những kiểu quảng cáo kiếm tiền như trên hứa hẹn sẽ còn được mở rộng.


Nguồn tin từ: chonsodepvina.blogspot.com

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Facebook Google đối diện hiện thực tàn khốc

Tham vọng sử dụng máy bay tự lái, khí cầu, vệ tinh... để phát Internet đến vùng sâu vùng xa của Google, Facebook dường như vỡ vụn khi đối diện với hiện thực khắc nghiệt.


Bản dựng drone Internet của Titan Aerospace
Một máy bay tự hành, chạy năng lượng mặt trời, có thể bay hàng tuần, thậm chí hàng tháng để phát Internet tốc độ cao đến những khu vực trên trái đất chưa từng được kết nối. Những gì chúng ta tưởng như chỉ có trong tiểu thuyết lại là tham vọng đang được Alphabet và Facebook hiện thực hóa.
Năm 2014, Google mua lại Titan Aerospace với ý tưởng mang truy cập Internet (và tất nhiên cả dịch vụ Google để có thể bán quảng cáo) tới bộ phận dân cư hoàn toàn mới chưa được kết nối mạng.
Tuy nhiên, Titan không ở lâu với Google. Sau khi tái cấu trúc thành Alphabet, dự án Titan được gộp vào X, chuyên khám phá các dự án moonshot rồi nhập vào với Wing, một dự án drone khác bên trong X, tập trung vào sử dụng máy bay tự hành để giao hàng. Năm 2016, X quyết định khai tử Titan và thuyên chuyển nhân viên sang bộ phận khác.
Đó là bước lùi mới nhất trong cuộc đua không gian đang quét qua cả ngành Internet vài năm qua khi Google, Facebook và các tên tuổi khác đua nhau xây dựng vệ tinh, drone và các phương tiện bay khác để truyền Internet, chụp ảnh và cung cấp dịch vụ từ trên cao.
Theo Thời báo Phố Wall, Skybox Imaging, công ty vệ tinh Google mua với giá 500 triệu USD năm 2014, sau đổi tên thành Terra Bella, đang được rao bán.
Facebook cũng không che giấu khát khao vệ tinh và drone Internet nhưng không có nhiều thành tựu để tự hào. Đáng chú ý nhất, drone Aquila của Facebook bị hỏng trong chuyến bay thử đầu tiên. Mạng xã hội còn mất vệ tinh AMOS-6 trong vụ nổ rocket SpaceX hồi tháng 9/2016. Dù không bị đổ lỗi cho vụ nổ, tai nạn là tổn thất lớn về tài chính cho kế hoạch của Facebook. Thời điểm đó, Mark Zuckerberg nói Facebook vẫn cam kết với dự án drone Internet.
Nói một cách công bằng, Facebook và Alphabet đang giải quyết vấn đề không hề đơn giản. Dù vậy, cuộc đua này nằm ngoài khu vực tiện nghi mà các công ty Internet đang quá quen thuộc. Quy định, thủ tục liên quan vô cùng rắc rối, đặc biệt khi so với ngành Internet từ lâu không bị chính phủ nhúng tay vào. Chưa kể, tiềm năng xảy ra vụ nổ, va chạm hay rủi ro khác rõ ràng hơn nhiều.
Chắc chắn, Google và Facebook có hàng tỷ USD trong tài khoản, nhưng ngay cả những chiếc ví “nặng” nhất cũng không thể nào gây vốn mãi mãi cho những dự án không mang lại điều gì. Phát Internet từ drone, vệ tinh hay khí cầu là hoạt động kinh doanh đắt đỏ và chưa chứng minh tính hiệu quả.
X cho biết vẫn đang theo đuổi mục tiêu phát Internet từ bầu trời thông qua Project Loon. Tuy nhiên, xét tới các áp lực gần đây mà Alphabet phải chứng minh thử nghiệm ngày nào đó có thể mang lại lợi nhuận thực sự, ngay cả những chiếc khí cầu đẹp đẽ của họ cũng có ngày hết nhiên liệu sớm.

Nguồn tin từ: chonsodepvina.blogspot.com